fbpx
Kiến thức về hơi thở

Tôi muốn chia sẻ với bạn một số bài tập thở mà bạn có thể làm để nâng cao kỹ năng leo núi của mình trước, trong và sau khi đọc bài đăng này. Những phương pháp này cùng với nhận thức chung về hơi thở sẽ giúp bạn nâng cao khả năng leo núi của mình.

Một số kiến thức về hơi thở

Theo Y học và Yoga, hơi thở là một trong những cách rõ nhất thể hiện tình trạng sức khỏe của chúng ta. Hít thở đúng cách sẽ tốt cho cơ thể, tâm trí và tinh thần của bạn. Hơi thở đem lại sự nối kết mạnh mẽ giữa phần thể lực và tâm trí. Thông qua việc điều khiển hơi thở; hơi thở dài và sâu, nhịp điệu thở nhanh hay chậm rãi, sự cân bằng giữa hai bên mũi trái và phải, khi có sự hòa hợp giữa các yếu tố trên thì bạn có thể dễ dàng kiểm soát PRANA, hay năng lượng vi tế, dẫn đến việc kiểm soát tâm trí. Biểu hiện rõ rang nhất của cơ thể con người là sự cử động của phổi.

Kiến thức về hơi thở
Kiến thức về hơi thở

Hơi thở ảnh hưởng đến việc leo núi như thế nào?

Hệ thần kinh giao cảm hoạt động khi chúng ta thở bằng ngực. Nếu bạn liên tục thở bằng ngực và nín thở trong lồng ngực, bạn sẽ không thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe và leo núi thành công. Hình thức thở này là bắt buộc khi bạn đang leo núi. Mặt khác, hệ thần kinh phó giao cảm của bạn được kích hoạt khi bạn thở bằng bụng.

Mục tiêu của bạn khi leo núi là thở có kiểm soát bằng cách thở bụng để giữ bình tĩnh và tăng sức bền. Nhưng khi bạn cần vượt qua chỗ khó hoặc bất cứ trở ngại gì trên đường leo, hãy thở qua lồng ngực nhé.

Hơi thở ảnh hưởng đến việc leo núi như thế nào?
Hơi thở ảnh hưởng đến việc leo núi như thế nào?

 Làm thế nào để kiểm soát hơi thở khi leo núi

    Trước khi leo núi

Áp dụng kỹ thuật thở 4 nhịp

  • Trước khi bạn bắt đầu leo, hãy tìm một chỗ ngồi yên tĩnh
  • Ngồi với tư thế thoải mái, lưng thẳng
  • Hít vào từ từ qua mũi trong 4 nhịp (đếm nhẩm đến 4)
  • Giữ hơi thở trong vòng 4 nhịp
  • Thở ra chậm rãi qua mũi, vừa thở vừa đếm đến 4
  • Nín thở trong vòng 4 nhịp
  • Thở ra chậm ra qua mũi, vừa thở vừa đếm đến 4
  • Nín thở trong vòng 4 nhịp
  • Lặp lại bài tập trên: Hít vào (4 nhịp đếm) + Giữ (4 nhịp) + Thở ra (4 nhịp) + Nín thở (4 nhịp) trong khoảng 5 phút
  • Cảm nhận thay đổi của cơ thể
  • Sau khi thực hành một vài lần, bạn thậm chí có thể sử dụng phương pháp này khi ở trên tường leo.

    Trong quá trình leo núi

  • Sử dụng hơi thở tự nhiên
  • Hít vào và thở ra bằng cơ bụng
  • Môi khép và hít thở bằng mũi trong quá trình luyện tập
  • Khi phải vượt qua chỗ khó hoặc trở ngại
  • Hít vào khi bắt đầu thực hiện động tác và thở ra mạnh bằng miệng
  • Có thể thở ra bằng một tiếng thở dài thở bật từ cổ họng hoặc bất kỳ âm thanh nào để giải phóng sự căng thẳng

    Sau khi leo núi xong

  • Điều hòa tâm trí và cơ thể trở lại trạng thái thư giãn
  • Tìm một chỗ thoải mái để thư giãn
  • Có thể nằm hoặc ngồi
  • Hai tai buông lỏng hai bên cơ thể hoặc trong lòng nếu ở tư thế ngồi
  • Hít vào và thở ra bằng mũi
  • Bắt đầu bằng một hơi hít vào chậm và sau, rồi thở ra từ từ
  • Cảm nhận toàn bộ các bộ phận của cơ thể
  • Khi hít vào và thở ra chậm vào sâu trong mỗi hơi thở
  • Sau khi cảm nhận hết các bộ phận cơ thể, hít thở sâu thêm vài nhịp ở trạng thái thư giãn.
  • Khi bạn sẵn sàng ngồi dậy, bắt đầu cử động các ngón tay và chân, rồi đến cổ tay và cổ chân. Nghiêng người sang phải trong tư thế thai nhi. Nằm ở tư thế này một lúc, sau đó dùng tay chống người ngồi dậy.
  • Hít vào và thở ra một nhịp cuối cùng để thanh lọc

Một vài lưu ý cần nắm trong quá trình leo núi

– Mặc đồ thể thao, không mặc váy

– Mang theo bình nước và vớ riêng

– Cắt ngắn móng tay và tháo bỏ trang sức trước khi tham gia

– Người sử dụng rượu bia hoặc các chất gây nghiện khác không được leo núi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0357004668
Liên Hệ